AC trong siêu âm thai là gì? đây là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm, nhất là những người lần đầu tiên mang thai chưa có kinh nghiệm. Siêu âm thai sẽ giúp mẹ bầu và bác sĩ nắm bắt được tình hình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Sự phát triển của thai nhi qua mỗi tuần sẽ được thể hiện bằng các chỉ số siêu âm thai
Các chỉ số siêu âm thai quan trọng được nhiều mẹ quan tâm là chỉ số BDP, HC, AC, FL, EFW, đặc biệt là chỉ số siêu âm thai AC trong tháng cuối thai kỳ. Vậy siêu âm thai AC là gì ? Mời chị em cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé !
Chỉ số AC trong siêu âm thai là gì?
Các mẹ bầu thường hay thắc mắc AC trong siêu âm thai là gì Thực chất siêu âm thai AC là siêu âm để biết chi vi vòng bụng của thai nhi, đây là một chỉ số siêu âm được khá nhiều mẹ bầu quan tâm bởi chỉ số này ước tính chính xác nhất về cân nặng của thai nhi. Ở cuối thai kỳ, trọng lượng thai nhi tăng chủ yếu là do sự tích tụ các chất glycogen trong gan và chất béo, phản ánh cụ thể qua việc tăng chu vi vòng bụng, chính vì vậy chu vi vòng bụng liên quan mật thiết đến cân nặng của trẻ.
Cách đọc các chỉ số siêu âm thai
Ngoài thắc mắc siêu âm thai AC là gì thì các mẹ cũng nên tìm hiểu ký hiệu các chỉ số siêu âm thai quan trọng, để hiểu hơn về tình trạng phát triển thai nhi. Cách đọc một số ký hiệu chỉ số siêu âm thai như:
• CRL: Rown rump length (chiều dài từ đầu mông)
• BPD: Biparietal diameter (đường kính lưỡng đỉnh)
• HC : head circumference (chu vi đầu)
• TTD: Đường kính ngang bụng
• APTD: Đường kính trước và sau bụng
• AC: Abdominal circumference (chu vi vòng bụng)
• APAD : anteroposterior abdominal diameter (đường kính bụng từ trước tới sau)
• NT: nuchal traslucency (độ mờ da gáy)
• FL: Femur length (chiều dài xương đùi)
• GS: Gestational sac diameter (đường kính túi thai)
• AF : amniotic fluid (nước ối)
• AFI : amniotic fluid index (chỉ số nước ối)
• OFD : occipital frontal diameter (đường kính xương chẩm)
• BD : binocular distance (khoảng cách hai mắt)
• CER : cerebellum diameter (đường kính tiểu não)
• THD : thoracic diameter (đường kính ngực)
• TAD : transverse abdominal diameter (đường kính cơ hoành)
• FTA : fetal trunk cross-sectional area (thiết diện ngang thân thai)
• Radius: Chiều dài xương quay
• Fibular: Chiều dài xương mác
• HUM : humerus length (chiều dài xương cánh tay)
• Ulna : ulna length (chiều dài xương khuỷu tay)
• Tibia : tibia length (chiều dài xương ống chân)
• EFW : estimated fetal weight (trọng lượng thai dự đoán)
• GA : gestational age (tuổi thai)
• EDD : estimated date of delivery (ngày dự kiến sinh)
Ngoài ra, trong quá trình khám thai, các mẹ cũng thường gặp một số thuật ngữ liên quan đến mang thai như:
• HBSAg: Xét nghiệm về viêm gan.
• Alb: Albumin – một loại protein trong nước tiểu.
• HA: Huyết áp.
• Ngôi mông: Đít em bé ở dưới.
• Ngôi đầu: Em bé ở vị trí bình thường (đầu ở dưới).
• MLT: Mổ lấy thai.
• Lọt: Đầu em bé đã lọt vào khung xương chậu.
• DS: Dự kiến ngày sinh.
• TT:Tim thai.
• TT(+): Tim thai nghe thấy.
• TT(-): Tim thai không nghe thấy.
• BCTC: Chiều cao tử cung.
• Hb: Mức Haemoglobin trong máu (để kiểm tra có thiếu máu không).
• HAcao: Huyết áp cao.
• KC: Kỳ kinh cuối.
• MNT: Mẫu nước tiểu lấy phần giữa (của một lần đi tiểu).
• NTBT: Không có gì bất thường phát hiện trong nước tiểu.
• KL: Đầu em bé chưa lọt vào khung xương chậu.
• Para 0000: Người phụ nữ chưa sinh lần nào (con so).
• TSG: Tiền sản giật.
• Ngôi: Em bé ở ví trí xuôi, ngược, xoay trước, sau thế nào.
• VDRL: Thử nghiệm tìm giang mai.
• HIV(-): Xét nghiệm AIDS âm tính.
>>>Xem thêm: Cách đọc chỉ số siêu âm thai nhi - các yếu tố tác động đến chỉ số siêu âm thai
Cách tính cân nặng thai nhi qua chỉ số siêu âm
Sau khi biết được siêu âm thai AC là gì thì các mẹ có thể sử dụng chỉ số chu vi vòng bụng để biết được cân nặng thai nhi. Siêu âm đo trọng lượng thai nhi là kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì độ chính xác cao, nhanh và không gây hại cho cả mẹ và bé. Có rất nhiều công thức khác nhau để tính trọng lượng thai nhi qua siêu âm. Tuy nhiên trước khi có thể tự tính toán, mẹ bầu nên hiểu rõ về các ký hiệu và thông số trên giấy siêu âm của mình.
• BPD – Đường kính lưỡng đỉnh
• AC – Chu vi bụng
• FL – Chiều dài xương đùi
• HC – Chu vi vòng đầu
• TAD – Đường kính ngang bụng
Một số cách tính tham khảo
• Trọng lượng thai nhi (g) = (BPD (cm) x 900) – 5000. Ví dụ đường kính lưỡng đỉnh 9cm thì thai nhi cân nặng 9×900-5000= 3kg1
• Trọng lượng thai nhi (g) = 1.07 × BDP (cm) × BDP (cm) × BDP (cm) 0.3 × AC (cm) × AC (cm) × FL (cm)
• Trọng lượng thai nhi (gam) = [BPD (mm) – 60] x 100. Ví dụ: đường kính lưỡng đỉnh 90mm thì thai nhi cân nặng (90 – 60) x 100 = 3kg
• Trọng lượng thai nhi (gam) = 88,69 x BPD (mm) – 5062. Ví dụ: đường kính lưỡng đỉnh 90 mm, thai nhi cân nặng: 88,69 x 90 – 5062 = 2920g
Trên đây là giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu liên quan đến chỉ số AC trong siêu âm thai và cách đọc các chỉ số siêu âm thai. Hi vọng, với những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức về siêu âm thai, và nắm bắt được tình hình phát triển của em bé.