Cách đọc các chỉ số siêu âm thai nhi - Yếu tố nào tác động đến chỉ số siêu âm thai
Nhiều mẹ bầu khi mang thai chắc hẳn không ít lần cầm trên tay kết quả siêu âm thai mỗi lần khám thai. Nhưng bác sĩ không phải lúc nào cũng giải đáp được hết tất cả các chỉ số trên kết quả siêu âm thai. Bác sĩ chỉ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản chứ không phải tất cả chỉ số của thai nhi. Có cách nào để mẹ có thể tự đọc chỉ số của con qua giấy siêu âm? Bài viết này sẽ giúp mẹ tìm hiểu ý nghĩa các chỉ số siêu âm thai để mẹ có thể tự đọc và nắm được tình hình phát triển của bé.
Siêu âm thai là biện pháp can thiệp ngoại khoa không xâm lấn dựa vào các máy móc chuyên biệt để cho ra hình ảnh chi tiết về cân nặng sức khỏe của thai nhi. Từ đó, các bậc cha mẹ có thể chăm sóc con trong những tháng tiếp theo của thai kỳ
Ý nghĩa của các chỉ số siêu âm thai
Khi siêu âm có thể nhìn thấy rất nhiều chỉ số được hiển thị trên kết quả siêu âm. Chúng được đặt tên theo quy các quy tắc chung theo quy chuẩn quốc tế, vì thế khi khám thai ở đâu, các mẹ cũng bắt gặp được các chỉ số cơ bản sau:
Các chỉ số siêu âm thai cơ bản
CRL – crown rump length (chiều dài đầu mông): Trong khoảng 4 – 5 tháng đầu, cơ thể bé chưa phát triển hoàn thiện nên khó có thể các định chính xác chiều dài đầu – chân, thay vào đó sẽ dùng chỉ số chiều dài từ đầu đến mông. Khi đến các tuần cuối, bác sĩ sẽ thường đo chiều dài đầu chân để chuẩn đoán bé phát triển bình thường hay suy dinh dưỡng
BPD – biparietal diameter (đường kính lưỡng đỉnh) là đường kính mắt cắt theo vòng đầu bé: khoảng từ 4 – 6 tháng, bác sĩ siêu âm sẽ dừa vào đường kính vùng đâu của bé để có thể phát hiện ra bé có nguy cơ bị bệnh các bệnh về hệ thần kinh như não úng thủy hay không. Nếu đường kính vòng đầu bé trên 15mn tức là thai nhi đã bị não úng thủy
TTD – Đường kính ngang bụng, tính theo mặt cắt ngang bụng của em bé
AC (Abdominal Circumference) – Chu vi vòng bụng. Đây là một chỉ số quan trọng liên quan mật thiết đến sự phát triển về cân nặng của thai nhi, đặc biết vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi tằng cân nhanh là do sự tích tụ của glucozo và chất béo
FL (Femur length): Chiều dài xương đùi, đây là thông số để theo dõi xem thai nhi có phát triển đúng chuẩn không, nếu đến gần ngày sinh, chiều dài xương đùi ngắn hơn so với chuẩn, thai nhi dễ có bị còi xương tay chân ngắn, khèo hoặc Down, cần được theo dõi sát đến khi sinh.
EFW (estimated fetal weight): Cân nặng thai ước lượng, xác định cân nặng của em bé theo một công thức tương đối. Đây là chỉ số mà tất cả các ông bố bà mẹ đều quan tâm xem em bé có phát triển ổn định không, đã sẵn sàng để ra đời chưa. Trường hợp thai nhi mà vượt cân bác sĩ sẽ tư vấn để mẹ có phương án sinh an toàn nhất
GSD (Gestational Sac Diameter) – Đường kính túi thai. Được đo trong những tuần đầu thai kỳ, giúp xác định tuần tuổi thai, và sự phát triển của thai lúc ban đầu
Một số chỉ số khác chị em cần lưu ý
Để mô tả tư thế nằm của em bé trong bụng mẹ, người ta dùng các ký hiệu sau:
- CCPT: xoay bên phải, đưa ra đằng trước.
- CCTT: xoay bên trái, đưa ra đằng trước.
- CCPS: xoay bên phải đưa ra đằng sau
- CCTS: xoay bên trái đưa ra đằng sau.
Yếu tố nào tác động đến các chỉ số siêu âm thai
Để thai nhi có thể phát triển ổn định trong thời gian mang thai mẹ bầu nên chú ý tới các yếu tố sau:
1. Thói quen sinh hoạt
Các thói quen sinh hoạt hàng ngày của mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên tránh thức khuya, uống đồ uống có ga, dùng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê,…
2. Chế độ dinh dưỡng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số quan niệm sai lầm của mẹ trong chế độ dinh dưỡng cũng gây ra tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Nhiều mẹ bầu ăn quá nhiều đạm trong thực đơn hàng ngày mà không bổ sung sữa và những thực phẩm giàu canxi, sắt cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về xương và chiều cao của bé
3. Di truyền
Di truyền là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến chiều dài xương và chiều cao của bé, thường chiếm khoảng 23%.
Để cải thiện các chỉ số thai nhi, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như vitamin D, can-xi, chất đạm, i-ốt, sắt, a-xít folic, các a-xít béo không no (DHA, ARA)… trong suốt giai đoạn mang thai.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ có thêm những kiến thức về chỉ số siêu âm thai cũng như tình hình phát triển của em bé. Tuy nhiên, không phải các loại máy siêu âm cũng cho các ký hiệu siêu âm giống nhau, nhưng những chỉ số cơ bản mẹ cần hiểu và nắm rõ đủ để biết được tình phát triển của con yêu nhé.
Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến các chỉ số của kết quả siêu âm thai, bạn có thể gọi điện tới SĐT: 0836 633 399 – 02438 255 599 hoặc đến trực tiếp Phòng khám Đa Khoa Y học Quốc tế tại địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội để được tư vấn và giải đáp (miễn phí).
Hashtag: #phongkhamdakhoayhocquocte #khamthai #sieuam
NGUỒN THAM KHẢO
- Fetal Ultrasound - General Information: https://www.pedrad.org/Specialties/Fetal-Imaging/Fetal-Ultrasound-General-Information. Truy cập ngày 24/09/2019.
- Fetal ultrasound: https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/fetal-ultrasound/about/pac-20394149. Truy cập ngày 24/09/2019.
- Fetal Ultrasound Image Gallery: https://www.itnonline.com/article/fetal-ultrasound-image-gallery. Truy cập ngày 24/09/2019.