Siêu âm thai nhiều có hại không? là câu hỏi gây ra nhiều tranh cãi cho các mẹ bầu. Nhiều mẹ bầu tin rằng siêu âm nhiều sẽ không tốt cho con. Vậy thực hư thông tin này ra sao bài viết sau sẽ cho các mẹ bầu những thông tin cần thiết nhất.
1. Siêu âm thai nhiều có hại không?
Hiện nay vẫn còn có nhiều tranh cãi về việc siêu âm thai có thực sự an toàn hay liệu có những ảnh hưởng xấu của sóng siêu âm tới sức khỏe của mẹ và bé hay không. Theo một số nghiên cứu thế giới đang chỉ ra nguy cơ làm giảm thính lực của thai nhi của việc siêu âm thai nhiều lần. Tuy nhiên, ngược lại nhiều nhà khoa học và bác sĩ cam đoan rằng cường độ sóng âm là quá thấp để có thể ảnh hưởng đến thai nhi hoặc người mẹ. Tỷ lệ dị tật thai nhi đang tăng lên trong những năm gần đây không khiến chúng ta không thể không nghi ngờ với tất cả những yếu tố nguy cơ tiềm tàng như di truyền, môi trường. Cũng có thể cả chế độ chăm sóc sức khỏe thai kỳ, có cả việc siêu âm thai.
>>>Xem thêm: Siêu âm thai nhiều có tốt không?
2. Siêu âm thai bao nhiều lần là tốt nhất?
Theo các bác sĩ sản khoa khuyến cáo, trong suốt quá trình mang thai, phụ nữ mang thai chỉ cần siêu âm 3 lần là đủ để theo dõi sự phát triển của thai nhi, và phát hiện dị tật không mong muốn. Trong suốt quá trình thai ngén có 3 thời điểm bắt buộc mẹ bầu phải đi siêu âm thai:
- Tuần 12-14 của thai kỳ: thời điểm tốt nhất để xác định tuổi thai và đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễn sắc thể. Với những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành...
- Tuần 21 -24 của thai kỳ: thời điểm khảo sát hình thể thai nhi bao gồm cột sống, hộp sọ, não, tim và phổi,,, nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai như như hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. Bên cạnh đó, bạn có thể khảo sát về bánh nhau và nước ối qua siêu âm.
- Từ tuần 30 - 32 của thai kỳ: chính thời điểm này siêu âm nhằm phát hiện một số bất thường về hình thể thai nhi xảy ra muộn như ở mạch máu, tim và các bất thường ở não như giãn não thất..., đồng thời để chẩn đoán ngôi thai, cân nặng thai nhi, khảo sát bánh nhau, nước ối... Từ đó bác sĩ lâm sàng có thể đánh giá và tiên lượng được cuộc sinh sắp tới, nhất là những thai kỳ có nguy cơ cao để có thể cho nhập viện sớm hơn trước ngày dự sinh. Đối với những thai kỳ nguy cơ cao như tim sản, cao huyết áp... số lần khám thai và siêu âm sẽ nhiều hơn với nhịp độ dày hơn vì các lý do y học.
>>>Những cột mốc siêu âm thai mẹ bầu cần ghi nhớ
Mẹ bầu trước khi đi siêu âm cần lưu ý gì?
- Thời gian của quá trình siêu âm thường kéo dài từ 5-15 phút.
- Trước khi siêu âm, mẹ bầu nên uống nhiều nước và nhịn tiểu.
- Bác sĩ siêu âm sẽ quét một lớp gel hoặc kem chuyên dụng lên bụng mẹ bầu với mục đích giúp quá trình truyền sóng âm tốt hơn.
Phương pháp siêu âm thai thường xuyên không nhằm mục đích chuẩn đoán bệnh có khả năng tác động đến chức năng sinh học của bộ phận trong cơ thể. Như thế, siêu âm thai nhiều có hại không? thì trong quá trình mang thai, nếu bạn được bác sĩ chỉ định siêu âm nhiều lần do những nghi vấn về sức khỏe thì bạn nên an tâm làm theo. Còn nếu bạn chỉ muốn nhìn thấy con thì nên cân nhắc tới những nguy cơ ảnh hưởng xấu tới bé, dù là rất thấp.
Hiện tại, Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã – Ba Đình có dịch vụ siêu âm thai 4D, siêu âm doppler màu với những ưu điểm vượt trội cùng trang thiết bị máy móc hiện đại nhất. Không những thế sự xuất hiện của hệ thống máy siêu âm 4D công nghệ 4.0, các mẹ bầu có thể thấy thấy rõ hình ảnh và sự phát triển của con trong thai kỳ, qua đó có thể chăm sóc con cho phù hợp. Để biết thêm thông tin chi tiết các gói thai sản và chương trình khám, siêu âm thai 5D miễn phí cùng với phương pháp siêu âm khác tại phòng khám. Khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 0836 633 399 – 02438 255 599 để được tư vấn và đăng ký khám TRỰC TUYẾN.
Hashtag: #dakhoayhocquocte #sieuam #khamthai