Siêu âm thai đầu dò là gì? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

September 24, 2019
Siêu âm thai

Siêu âm thai đầu dò thường được thực hiện với những mẹ bầu mới mang thai. Thủ thuật của loại siêu âm này là đưa đầu dò vào trong “cô bé” của mẹ bầu nên nhiều chị em nghi ngại siêu âm đầu dò có ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy thực hư của vấn đề này như thế nào?

Tìm hiểu về siêu âm đầu dò

Siêu âm đầu dò là phương pháp sử dụng sóng âm tần cao tiếp xúc với âm đạo của mẹ bầu để hiển thị những hình ảnh của tử cung, buồng trứng, âm đạo. Khác với siêu âm thành bụng, khi siêu âm đầu dò, bác sĩ phải đưa thiết bị vào trong “cô bé” để sóng âm tiếp xúc với các bộ phận khác của cơ quan sinh sản.

Siêu âm đầu dò đòi hỏi một kỹ thuật chuyên sâu, nhất là khi thực hiện với phụ nữ mang thai để tránh gây ra những tổn thương tới cổ tử cung và tử cung, làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên loại siêu âm khi mang thai này thường cho kết quả chính xác cao hơn so với siêu âm thành bụng.

Siêu âm đầu dò thường được thực hiện với phụ nữ mới mang thai

Tác dụng của siêu âm đầu dò

Siêu âm đầu dò thường được chỉ định khi bác sĩ muốn kiểm tra những bất thường về tử cung, buồng trứng, vòi trứng, cổ tử cung, và đánh giá tình hình rụng trứng, sự phát triển của trứng, độ dày niêm mạc tử cung,… Với phụ nữ mang thai, siêu âm đầu dò được tiến hành trong giai đoạn mang thai sớm, khi đó phôi thai vẫn còn rất nhỏ nên không hiển thị hình ảnh nếu siêu âm thành bụng.

Khi siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ thấy vị trí chính xác của thai nhi nhằm phát hiện trường hợp thai ngoài tử cung. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa những biến chứng nếu thai ngoài tử cung vỡ ra như nhiễm trùng ổ bụng, vỡ ống dẫn trứng,..

Bên cạnh đó, siêu âm đầu dò còn có tác dụng đánh giá tim thai ở thời điểm tuần thai thứ 6 – 8. Việc này sẽ giúp mẹ bầu nhận biết được tình trạng của thai nhi cũng như phát hiện sớm những bất thường về tim thai.

Thông thường siêu âm đầu dò được thực hiện với những phụ nữ mới mang thai. Tuy nhiên có những trường hợp thai lớn, nhau thai bám sau, đầu thai quay xuống dưới che khuất sóng âm khiến bác sĩ nghi ngờ nhau tiền đạo. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để xem xét vị trí bánh nhau.

Tìm hiểu các phương pháp siêu âm khác tại đây:

Siêu âm thai 2D, 3D, 4D là gì?

Siêu âm thai Doppler màu là gì?

Siêu âm đầu dò có ảnh hưởng đến thai nhi?

Siêu âm đầu dò thường được thực hiện bởi một bác sĩ lành nghề chuyên khoa sản. Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ di chuyển thiết bị quanh “cô bé” của mẹ bầu sao cho không chạm vào cổ tử cung. Điều này sẽ không gây ra bất kì tổn thương nào cho cổ tử cung và tử cung. Chính vì vậy mẹ bầu hoàn toàn yên tâm rằng siêu âm đầu dò không gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Có một vài lưu ý dành cho mẹ bầu khi siêu âm đầu dò là cần đi tiểu trước đó để bàng quang rỗng sao cho không cản trợ thiết bị siêu âm. Mẹ bầu cũng nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để quá trình siêu âm diễn ra thuận lợi hơn.

Khi siêu âm đầu dò cần chuẩn bị những gì?

Tương tự như các loại siêu âm khác, siêu âm đầu dò không đòi hỏi phải chuẩn bị nhiều. Tùy vào lý do siêu âm mà các bác sĩ sẽ có những hướng dẫn cụ thể trong từng trường hợp.

Việc siêu âm hoàn toàn không không gây đau đớn, tuy nhiên có thể khiến chị em cảm thấy hơi khó chịu một chút. Đối với phụ nữ mang thai, siêu âm đầu dò không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào tới sự phát triển của thai nhi. Vì thế, các mẹ hãy yên tâm, đừng tự gây căng thẳng cho mình sẽ không tốt cho bé yêu trong bụng.

Những lưu ý khi thực hiện siêu âm đầu dò

Để việc siêu âm đầu dò mang lại kết quả chính xác nhất, chị em phụ nữ cần thực hiện một số lưu ý dưới đây trước khi siêu âm:

• Lựa chọn trang phục thoải mái khi đi siêu âm đầu dò.

• Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đi tiểu hay uống nhiều nước trước khi tiến hành siêu âm khoảng 1 tiếng để bàng quang trống rỗng hoặc căng đầy (Bàng quang căng đầy cung cấp hình ảnh siêu âm ở các cơ quan vùng chậu rõ nét hơn, trong khi đó, bàng quan trống rỗng giúp bác sĩ dễ dàng kiểm tra tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng).

• Không nên thực hiện siêu âm đầu dò khi đang trong kỳ kinh nguyệt. Thời gian siêu âm tốt nhất là sau khi sạch kinh nguyệt khoảng 3 đến 5 ngày.

• Không sử dụng tampon trước khi siêu âm đầu dò âm đạo, nếu đang dùng tampon thì cần phải tháo bỏ vật này ra.

Siêu âm đầu dò ở đâu an toàn kết quả chính xác nhất

Hiện nay, dịch vụ siêu âm khám thai tại các phòng khám, bệnh viện là vô cùng nhiều. Nhưng việc lựa chọn một cơ sở siêu âm thai lần đầu với bác sĩ siêu âm tay nghề cao để cho ra kết quả hình ảnh của thai nhi vào những tuần đầu là chính xác, chi tiết nhất là cực ít. Vì thế, Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế là địa chỉ siêu âm thai không tồi để các bậc cha có thể chào đón những “thiên thần nhỏ” của mình.

Phòng khám hiện tại đang được trang bị đầy đủ các thiết bị, phương pháp siêu âm hiện đại nhất hiện nay. Ngoài ra, với đội ngũ các bác sĩ, thạc sĩ y tế đầu ngành đến từ các bệnh viện lớn trên cả nước có kinh nghiệm lâu năm, nắm rõ kĩ thuật siêu âm an toàn chính xác, sẽ đưa ra những hình ảnh chi tiết, rõ ràng nhất về thai nhi, giúp cha mẹ có thể quan sát, nắm bắt được tình trạng, sự phát triển của thai nhi, để có hướng chăm sóc thai nhi phù hợp nhất.

Để đáp ứng nhu cầu thăm khám, chăm sóc tốt cho bệnh nhân, phòng khám đã triển khai gói khám phụ khoa ưu đãi với những hạng mục xét nghiệm sau:

✅Khám và tư vấn với bác sĩ chuyên ngành Sản #phụ khoa với hơn 30 năm kinh nghiệm

✅Xét nghiệm dịch #âm_đạo (soi tươi)

✅Xét nghiệm dịch #âm_đạo (soi nhuộm)

✅Soi cổ #tử_cung bằng máy kỹ thuật số

✅Siêu âm đầu dò

Với các hạng mục này chị em có thể thăm khám thai và nhận biết các bệnh phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé qua đó có quy trình chăm sóc thai kỳ tốt nhất.

Trên đây là những thông tin bổ ích về phương pháp: “Siêu âm thai đầu dò” giúp cho các mẹ hiểu hơn để có một cách chăm sóc sức khỏe thai nhi phát triển một cách toàn diện. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline: 0836 633 399 để biết thêm thông tin chi tiết.

Hashtag: #phongkhamdakhoayhocquocte #sieuam #khamthai

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm – Bs Chuyên khoa I Y Học Cổ Truyền

Chức Vụ Bằng Cấp

  • Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội khoa Y học cổ truyền
  • Từng có thời gian dài công tác tại Bệnh viện E Hà Nội, giữ chức vụ Trưởng khoa Y học cổ truyền cho đến khi về hưu tháng 9-2013 (thời gian giữ chức vụ trưởng khoa khoảng 10 năm).
  • Hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế.

Trình Độ Chuyên Môn

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm có kinh nghiệm phong phú trong việc áp dụng những thành tựu của Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại trong điều trị các bệnh phụ khoa, nam khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phương pháp chữa bệnh độc đáo, giúp người bệnh lấy lại sức khỏe, có cuộc sống hạnh phúc.  

Sở Trường Chuyên Môn

  • Nhiều năm công tác trong lĩnh vực sản phụ khoa, nam khoa các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ đã tích lũy được những kinh nghiệm phong phú trong công tác chẩn đoán, tư vấn và kết hợp điều trị bằng thuốc Đông y trong các bệnh lý: Phụ khoa (viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lý cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt…); Kế hoạch hóa gia đình (khám, tư vấn tránh thai, đình chỉ thai nghén an toàn; nạo hút thai…); Các bệnh nam khoa (rối loạn chức năng sinh lý ở nam giới; viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn…); Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sùi mào gà, lậu, herpes sinh dục…).
  • Khám bệnh kê đơn thuốc Đông Y.
  • Châm cứu cấy chỉ, thuỷ châm huyệt.
  • Xoa bóp, bấm huyệt, phục hồi chức năng

Quá Trình Công Tác

  • 1976 – 1982: Học tập tại Đại học Y Hà Nội
  • 1982 bác sĩ về công tác tại khoa Y học cổ truyền bệnh viện E Hà Nội, giữ chức vụ Trưởng khoa Y học cổ truyền cho đến khi về hưu tháng 9-2013 (thời gian giữ chức vụ trưởng khoa khoảng 10 năm).
  • Hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế

Những Thành Tích Đạt Được

  • Trải qua thời gian học tập và nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong thăm khám và điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm luôn không ngừng phấn đấu để đóng góp cho sự thành công của y học nói chung cũng như y học cổ truyền nói riêng mang lại hiệu quả cao. Bác sĩ nhận được rất nhiều bằng khen, giấy khen từ cấp cơ sở đến cấp Bộ…
  • Có nhiều kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.

Bài viết liên quan